Đã bao giờ bạn tự hỏi, liệu những vị giám khảo IELTS là người như thế nào, họ xuất thân từ đâu, hay vì sao họ được chọn vào vị trí ấy chưa? Vậy, để trở thành giám khảo IELTS, cần những gì? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu nhé!
Trước tiên, để trở thành 1 vị giám khảo, họ cần phải đạt điểm tối đa trong bài thi IELTS, tức là band 9. Mức độ yêu cầu đó là họ phải sử dụng tiếng Anh thật nhuần nhuyễn như người bản ngữ cả 4 kỹ năng Listening, Speaking, Reading và Writing, hay còn có thể gọi là expert user.
Tiếp theo, vị giám khảo của IELTS chắc chắn phải có bằng đại học (cử nhân). Bằng đại học này phải được các tổ chức giáo dục uy tín trên thế giới công nhận là một bằng đại học thực thụ. Tức là bằng của Đại học Kinh tế quốc dân hay Đại học Ngoại thương,... có khả năng không được nhận đâu nhé :(.
Một điều rất quan trọng nữa mà các vị giám khảo IELTS cần có, đó chính là bằng mang tính sư phạm, như TESOL (Teaching English to Speakers Of Other Languages) hay TEFL (Teaching English as a Foreign Language). Bạn sẽ phải dành tầm 150 tiếng ~ 3 tháng để hoàn thành những bằng này, trong đó sẽ được học những kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm khi giảng dạy tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai. Tất nhiên, nếu ngành học của chúng mình đã là ngôn ngữ hay sư phạm ngoại ngữ thì những tấm bằng trên không còn bắt buộc nữa nhé!
Một yêu cầu khác nữa, đó là, nếu muốn trở thành giám khảo, các bạn cần có ít nhất 3 năm đứng lớp. Đó là chúng mình phải là giáo viên full-time, làm việc tối thiểu 14hrs/tuần, giảng dạy ở các tổ chức giáo dục, trung tâm ngoại ngữ lớn, được thừa nhận, hoặc ở các trường học với đối tượng học viên từ 16 tuổi trở lên. Nên nhớ, giáo viên làm theo hình thức freelancer hay part-time đều không được chấp nhận đâu đó!
Trên đây chỉ là những yêu cầu tối thiểu, mà nếu đạt các yêu cầu này thì chúng mình mới được đăng ký để trở thành giám khảo IELTS mà thôi! Khi đăng ký, các bạn phải hoàn thành 1 bài test hoặc một khóa training. Và trong khóa huấn luyện này, người tham gia phải đảm bảo hiểu rõ tất cả các tiêu chí chấm điểm của IELTS, thể hiện qua việc chấm thử một vài bài mẫu.
Mọi chuyện cũng sẽ không dễ dàng chấm dứt tại đó. Một khi trở thành giám khảo IELTS rồi, một năm, họ sẽ có 4 bài đánh giá năng lực để kiểm tra xem mức độ hoàn thành công việc. Ngoài ra, để đảm bảo cho tính trung thực của bài thi, giám khảo IELTS chỉ có thể làm giám khảo, không được phép dạy thêm hay làm nghề gì khác (trừ khi vị giám khảo này đã không còn là một giám khảo IELTS nữa).
Tóm lại là, làm giám khảo IELTS quả thật không đơn giản đúng không các bạn nhỉ? ^^
Commentaires